Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
“Quả bom Hy Lạp” vừa nổ
Chiến thắng của đảng Syriza chống đường lối thắt lưng buộc bụng của châu Âu tại Hy Lạp đang khiến lãnh đạo EU lo sợ. “Cậu học trò nổi loạn” Hy Lạp sẽ gây ra hiệu ứng domino cho các thành viên khác và từ đó khiến khu vực đồng tiền chung châu Âu sụp đổ?

 



Lãnh đạo đảng cực tả Syriza, Alexis Tsipras, ăn mừng thắng lợi ngày 25/1 tại Athènes

 

Cuộc bầu cử quốc hội Hy Lạp hôm 25/1 đã đem lại chiến thắng cho đảng Syriza với 149/300 ghế. Syriza đã liên minh với đảng cánh hữu, Hy Lạp Độc lập, để thành lập chính phủ.

 

Điều khiến lãnh đạo khối EU mà Hy Lạp là một quốc gia thành viên, lo ngại là cả hai đảng vừa giành chiến thắng đều muốn chấm dứt tình trạng thắt lưng buộc bụng và tái đàm phán nợ Hy Lạp. Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận vì nó đi ngược lại chính sách tài chính kinh tế hiện nay của EU nhằm kiểm soát và bình ổn nợ công ở các nước thành viên.

 

Các đảng phái ở Hy Lạp trước bầu cử đã mâu thuẫn về chính sách kinh tế đang đẩy quốc gia này vào khủng hoảng: Hơn phân nửa thanh niên thất nghiệp, người già thiếu trợ cấp, lương tối thiểu của công nhân chỉ bằng phân nửa đồng nghiệp Pháp. Các đảng cực tả ở Hy Lạp, trong đó có Syriza, đổ lỗi cho chính sách thắt chặt chi tiêu mà EU buộc chính phủ Athens phải thực hiện.

 

Theo họ, chính sách hà khắc này đã khiến nền kinh tế Hy Lạp không thể phát triển được. Đối với số đông cử tri Hy Lạp, chính sách tiết kiệm do ba định chế tài chính quốc tế là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên minh châu Âu áp đặt như một liều "thuốc đắng" vừa thiếu hiệu quả vừa là một sự sỉ nhục cho Hy Lạp sau 9 đợt cải cách.

 

Trước bầu cử, đảng Syriza tuyên bố không muốn Hy Lạp rời Eurozone, nhưng sẽ yêu cầu các chủ nợ tiến hành đàm phán lại các điều khoản cứu trợ. Nay họ đã chiến thắng. Vậy đảng này sẽ xử trí thế nào với các khoản nợ và xa hơn tương lai nào đang chờ đợi Hy Lạp ở phía trước?

 

Đảng Syriza sẽ phải đàm phán với “Bộ ba” (gồm Liên minh châu Âu, ECB và IMF), chủ nợ của 70,5% tổng nợ của Hy Lạp, để nhận được khoản trợ cấp 5,3 tỉ euro cuối cùng vào tháng 2 tới. Tiếp theo, là phải đạt được thỏa thuận về độ an toàn cần thiết mà các chủ nợ muốn áp dụng với Hy Lạp để thoát khỏi chương trình hỗ trợ. Nhận định về mối quan hệ giữa hai bên, các chuyên gia kinh tế cho biết, trên thực tế, sự đối đầu giữa Syriza và “Bộ ba” không đến mức nặng nề như người ta tưởng. Hiện nay, IMF cũng nhận thấy rằng chính sách khắc khổ quá hà khắc đối với người Hy Lạp.

 

Sẽ có 3 kịch bản cho Hy Lạp. Về lý thuyết, giảm bớt nợ cho Hy Lạp có thể diễn ra dưới hai hình thức. Khả năng thứ nhất, thuyết phục hơn cả, là không chạm tới tổng nợ, nhưng sẽ kéo dài thời gian thanh khoản và giảm bớt lãi suất. Việc này sẽ giúp thanh trả khoản nợ hàng năm. Khả năng thứ hai là xóa bớt một phần nợ. Thế nhưng, điều này khó có thể xảy ra vì một số nước nợ khác như Bồ Đào Nha và Ai Len, với khoản nợ lên tới hơn 120% GDP, cũng có thể vin vào để yêu cầu xóa bớt nợ.

 

Trường hợp không đạt được thỏa thuận cũng được nghĩ tới. Song, theo nhận định của giới chuyên gia, khả năng này khó có thể xảy ra nhưng không có nghĩa là không thể. Trong trường hợp này, Hy Lạp có thể đưa ra lựa chọn mất khả năng thanh toán, tức tuyên bố phá sản. Như vậy, khu vực Eurozone sẽ mất tối đa 256,4 tỉ euro và các nước thành viên của khối lại phải gánh chịu.

 

Khả năng Hy Lạp rút khỏi EU cũng được các chuyên gia nêu lên, cho dù rất khó có thể xảy ra. Vì thứ nhất, 73% người Hy Lạp muốn nước mình ở lại trong khu vực đồng euro. Tiếp theo, nếu rút khỏi khối, đồng tiền Hy Lạp sẽ được tái định giá. Các khoản nợ của Hy Lạp hiện đang được tính theo đồng euro, sẽ chiếm tới 200% GDP của nước này. Khi đó Hy Lạp chắc chắn sẽ phá sản. Và khu vực đồng euro sẽ bất ổn.

 

Theo đánh giá của các chuyên gia, ít có khả năng tình hình tại Hy Lạp lây lan sang các nước nam Âu khác, như Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, so với cách đây ba năm. Vì trước hết, do các ngân hàng của các quốc gia này đã vững chắc hơn. Ngoài ra, nếu có vấn đề, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ mua lại công nợ của các nước này.

 

Tuy nhiên, kết quả bầu cử tại Hy Lạp lại tác động chính trị tới nhiều tổ chức cánh tả của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, vốn xem chủ trương tranh đấu của Syriza là luồng gió cách mạng trong bối cảnh ảm đạm của kinh tế chung trong vùng euro.

 

Theo Tổng thư ký đảng Xã hội Bồ Đào Nha Antonio Costa, chiến thắng của cảnh tả Hy Lạp là dấu hiệu đổi mới ở châu Âu. Đối đầu với khó khăn, Hy lạp và Tây Ban Nha đã liên kết với nhau chống đường lối khắc khổ của Bruxelles theo mô hình Đức. Đối với Italia thì biến cố lịch sử tại Hy Lạp sẽ làm cho châu Âu bớt cứng rắn hơn.

 

Ở lại Eurozone có nghĩa Hy Lạp sẽ phải tiếp tục thực hiện những biện pháp khắc khổ “đầy đau đớn” và điều này sẽ là một sự thất hứa của đảng cầm quyền Syriza. Nhưng kịch bản ra khỏi Eurozone cũng chưa chắc sẽ mang lại cho Hy Lạp một viễn cảnh tốt đẹp hơn, thậm chí có thể là mầm mống kích động những mâu thuẫn xã hội vốn đang âm ỉ trong lòng Hy Lạp.

 

Kịch bản nào cho tương lai của Hy Lạp là điều khó ai có thể trả lời, nhưng chắc chắn sắp tới sẽ là quãng thời gian đàm phán khó khăn giữa Hy Lạp với “Bộ ba” chủ nợ.

 

Có lẽ phải cần một thời gian mới có thể thấy được những lời hứa của đảng Syriza sẽ thành hiện thực hay chỉ là “ảo vọng”. Nhưng điều chắc chắn là kết quả bầu cử Hy Lạp đã mang lại niềm hy vọng cho cánh tả châu Âu muốn chinh phục quyền lực từ tay các đảng truyền thống để thực hiện một chính sách kinh tế ngược với chủ trương tăng thu giảm chi.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine (24-04-2024)
    Israel buộc giảm quy mô trả đũa Iran vì áp lực từ Mỹ, Đức, Anh? (23-04-2024)
    Biện pháp độc đáo giúp Nga bắt sống tăng Leopard 2A6 (23-04-2024)
    Triều Tiên tiến hành tập trận mô phỏng phản công hạt nhân (23-04-2024)
    Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản (23-04-2024)
    Cận cảnh cuộc tập trận chưa từng có của Triều Tiên (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc đang mưu đồ gì với Nhật? (27-01-2015)
    Trung Quốc có thực sự chinh phục lục địa đen? (26-01-2015)
    Người dân Malaysia lo lắng về “quận Trung Quốc” (26-01-2015)
    Những xiềng xích lịch sử Đông Á (26-01-2015)
    Ukraine rối loạn, Nga tranh thủ thời cơ nắm chắc Bắc Cực (26-01-2015)
    Chiến tranh tại Ukraine tiếp diễn, các bên muốn gì? (25-01-2015)
    Nga “đánh chặn” Mỹ tại Ấn Độ (25-01-2015)
    "Giọng nói con tin IS giết không phải của con trai tôi" (25-01-2015)
    Báo chí nước ngoài viết về các ý đồ của Trung Quốc (25-01-2015)
    Mỹ, Ấn Độ nhắm điều gì trong chuyến thăm của Obama? (25-01-2015)
    Cái giá đau đớn Châu Phi phải trả cho Trung Quốc (25-01-2015)
    Vũ điệu “vàng đen” - coi chừng sai nhịp (24-01-2015)
    Quốc vương Abdullah - nhà cải cách ở Trung Đông (24-01-2015)
    Bắc Cực: Điểm nóng tranh chấp mới của các cường quốc (24-01-2015)
    Video IS đòi cắt cổ con tin Nhật Bản là ghép? (24-01-2015)
    Mỹ bắc ghế ngồi xem kịch hay giữa Nga-EU (24-01-2015)
    Hết hạn nộp tiền để chuộc 2 con tin người Nhật, IS vẫn im lặng (23-01-2015)
    Thế kẹt của EU giữa lợi ích và giá trị về Nga (23-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần cuối: Người dân TQ nghĩ gì về ông Tập? (23-01-2015)
    Phản ứng của Trung Quốc khi Triều Tiên chọn lại 'bạn' (23-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152750383.